Những kinh nghiệm bứng chuyển cây giúp cây dễ sống
Trong kỹ thuật bứng và chuyển cây (di dời) ,nguyên tắc là bứng bầu phải lớn, không bể bầu,cắt bớt cành và nhặt lá chỉ để lại một ít lá cho cây quang hợp va hô hấp.Đó là những cây bứng ở khu đất sét,rắn chắc, không gian rộng rãi. Trường hợp đất cát ,mềm nhão khi bứng bầu lớn sẽ bị bể bầu hoặc bứng chỗ không gian hẹp như sát các công trình hoặc sát kênh rạch thì chúng ta phải bứng bầu nhỏ có khi không có bầu chỉ còn lại bộ rễ.
Ngoài ra nếu bứng cây bầu đất nhỏ hoặc không có đất cũng sẽ có nhiều thuận lợi:
– di chuyển dễ dàng
– bứng nhanh hơn
Hạn chế:
- Cây ko giữ được bộ rễ
- Ko có bầu đất nên khó giữ cây đứng thẳng cho việc ươm trồng
Nhưng nếu chúng ta thực hiện tốt những điều sau thì cây vẫn có tỷ lệ sống cao:
1/ Chú ý hướng cây mọc:
Khi bứng cây để ý hướng cây mọc. Khi cây mọc hướng nào thì mang về trồng theo đúng hướng đó. Tránh mang về trồng ko đúng với hướng cây mọc,gây rối loạn khả năng sinh trưởng và phát triển của cây
2/ Tỉa cành, cắt đọt non và nhặt lá:
Trước khi bứng cây cần cắt hết cành non. Cắt cành tạo dáng cho cây luôn.Nhặt lá gần hết để lại một ít lá già cho cây quang hợp và hô hấp. Cây mới bứng sẽ bị cắt hết rễ nên khả năng hút nước kém đi nên phải nhặt lá để cho cây khỏi mất nước và tốn chất dinh dưỡng nuôi lá và cành non
3/ Cách cắt rễ:
Khi bứng cây bầu to hay nhỏ phụ thuộc vào đường kính của thân cây , cây nhỏ thì cắt rễ cách gốc khoảng 20 cm. còn cây lớn thì khoảng 50-60cm. Khi bứng cây gặp rễ nhỏ thì nên lấy lấy kéo cắt cành để cắt, rễ lớn thì nên dung cưa để cắt. Tránh chặt rễ vì làm rễ cây bị dập gây thối rễ. Nếu rễ nào bị dập thì nên cắt bỏ bớt đoạn dập đi. Giữ lại rễ cám càng nhiều càng tốt,vì nó hút nước và chất dinh dưỡng nuôi cây chủ yếu là nó. Rễ nào lớn thì bôi keo liền da cho nó. Bôi phần lõi cứng bên trong rễ tránh bôi phía ngoài rễ. Khi mang về thì nên tưới thuốc kích rễ cho cây. Vì cây mới nhặt lá nên không phun được.
4/ Đắp mô đất, quây bầu:
Cây mới bứng về tốt nhất nên trồng nổi trên mặt đất, tránh trồng luôn xuống đất. Dựng cây trên mặt đất, neo giữ bằng cây chống hoặc dây giữ. Tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào bầu cây làm khô rễ. Giữ ẩm cho rễ bằng cách quây bầu bằng tro trấu xơ dừa. nếu không có thì dung bao bạt che lấy bầu cây. Tưới nước vừa đủ cho bầu cây, không tưới quá nhiều gây úng,quá ít làm khô rễ.
5/ Nước vừa phải:
Nước tưới vừa đủ không quá nhiều hoặc quá ít. Nhìn đất bầu cây mà cân đối lượng nước tưới cho chính xác.
6/ Nắng đầy đủ:
Cây mới bứng về trồng tránh nắng trưa và chiều. Che chắn cây nắng buổi trưa và năng hướng tây. Không trồng nơi quá râm mát, dưới tán cây lớn.
7/ Nơi đặt cây:
Trên mặt đất, có những nơi đặt cây thường hay chết, nhất là đối với những cây lớn. Nên đánh dấu những nơi này và không trồng cây nơi đó. Nếu chỗ đặt cây hiện tại trong khoảng 3-4 tuần không ra đọt non, nên dời cách đó 1.5m thì cây sẽ có khả năng sống hơn.
8/ Giữ cây chắc:
Cần đóng trụ giữ cây hoặc dùng dây chằng giữ cây mới trồng được cố định, không bị gió, trẻ nhỏ, gia súc… làm lung lay, để tránh đầu rễ mới nhú bị gãy, dập, không phát triển được.
9/ Không dùng phân
Cây mới bứng về rễ cây bị đứt nên không dùng bất cứ loại phân vô cơ và hữu cơ nào. Bón phân vô cơ gây sót rễ làm rễ mới không mọc được. Phân hữu cơ thì quá trình phân hủy tạo ra khí độc và nhiệt làm rễ bị thối